Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Vĩnh Phúc: Lung linh đêm hội hoa đăng Tây Thiên 2017

0

Cập nhật vào 18/12

Mỗi ngọn nến được đốt lên tỏa ánh sáng lung linh xóa tan đêm tối nơi đất Phật đất Mẫu bằng khung cảnh rực rỡ mà bất cứ ai từng tham dự hội hoa đăng Tây Thiên có lẽ đều không thể quên được. Nếu biết đường đi Tây Thiên và có những kinh nghiệm du lịch Tây Thiên thì hành trình tham dự lễ hội và đêm hội hoa đăng năm nay của bạn sẽ còn tuyệt vời hơn nữa.

Đêm hội hoa đăng – Lễ hội Tây Thiên 2017

Đêm hội hoa đăng là một trong những hoạt động chào mừng Lễ hội Tây Thiên năm Đinh Dậu 2017 rất được chú ý. Hội Hoa đăng Tây Thiên có thể nói là một nét đẹp văn hóa tâm linh, là một lễ hội truyền thống mang giá trị tinh thần lớn của người Việt Nam, cầu nguyện những điều an lành cho gia đình và xã hội.

Vĩnh Phúc: Lung linh đêm hội hoa đăng Tây Thiên 2017

Dưới cái se lạnh của tiết trời tháng 3 ánh sáng lung linh của hàng ngàn ngọn nến hòa quyện trong khói trầm lan tỏa tạo nên sự ấm áp trong tâm hồn, sự thanh tịnh nơi đất Phật đất Mẫu dù đang ở thời điểm náo nhiệt nhất trong năm. Mỗi ngọn nến là một lời cầu nguyện và gửi vào đó một tâm niệm thiện lành, một ước vọng cho mình và cho mọi người với ý nguyện cùng nhau xây dựng đất nước phồn vinh, hướng đến một xã hội tươi đẹp.

Nói về lễ hội Tây Thiên, đây là một trong 3 lễ hội lớn nhất miền Bắc, bắt đầu khai hội vào ngày 15/2 Âm lịch hàng năm. Nơi đây hiện vẫn còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia, gắn liền tín ngưỡng thờ Mẫu.

Vĩnh Phúc: Lung linh đêm hội hoa đăng Tây Thiên 2017

Năm nay, lễ hội Tây Thiên được tổ chức từ ngày 12 – 14/3/2017 (tức 15 – 17/2 âm lịch). Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ bà Quốc Mẫu Tây Thiên và nhằm giáo dục đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, đồng thời, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị cho lễ hội đang được hoàn tất.

Vĩnh Phúc: Lung linh đêm hội hoa đăng Tây Thiên 2017

Đây có lẽ là những ngày không khí náo nhiệt nhất trong năm tại Tây Thiên không chỉ bởi khách hành hương đi lễ đông mà trong 3 ngày hội còn tổ chức nhiều trò chơi, trò diễn của cư dân trồng lúa nước: như trò cướp bông – diễn lại tích Mỵ Nương dạy dân trồng lúa, nấu cơm thi; hú đáo – mô phỏng người đi nhanh như sóc, chống giặc ngoại xâm. Nét độc đáo cũng nằm ở các làn điệu dân ca của người Việt và người dân tộc Sán Dìu định cư ở chân núi Tam Đảo. Hội có thi hát văn và hát chầu văn, hát chèo, hát soong cô của dân tộc Sán Dìu, chợ tình hát giao duyên của dân tộc Sán Dìu vùng chân núi Tam Đảo.

Vĩnh Phúc: Lung linh đêm hội hoa đăng Tây Thiên 2017

Khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Tây Thiên từ lâu được biết đến là một quần thể kiến trúc cổ xưa với chùa, đền, miếu, bia đá… mang đậm dấu ấn của lịch sử và văn hóa dân tộc. Được bao bọc bởi vẻ đẹp của thiên nhiên, mây trời nên thơ, hùng vĩ, nét độc đáo của văn hóa tín ngưỡng tại Tây Thiên chính là sự giao thoa giữa văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu. Do đó cứ mỗi độ Xuân về, du khách thập phương khắp nơi lại tụ hội “Đến với Phật – Về với Mẫu” để chiêm bái cầu cho một năm mới bình an, may mắn.

Mùa xuân, Tây Thiên được khoác lên mình một màu áo mới bởi nhiều loài hoa rừng khoe sắc, cây rừng đang kì thay lá, hàng loạt công trình đã và đang hoàn hiện kế thừa những nét kiến trúc từ truyền thống và hiện đại. Thiên nhiên đã ban tặng cho dãy núi Tam Đảo một khung cảnh đẹp tuyệt vời, khí hậu ở đây mát mẻ, trong lành với nhiều hoa rừng khoe sắc màu và tỏa hương thơm ngát. Đi lễ đầu năm, đi vãn cảnh Tây Thiên vào thời gian này đều mang lại cảm giác vô cùng thư thái, dễ chịu.

Vĩnh Phúc: Lung linh đêm hội hoa đăng Tây Thiên 2017

Trục hành lễ vào khu danh thắng Tây Thiên

Trong những năm gần đây, Khu di tích Tây Thiên đã đầu tư cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tốt nhất cho du khách đến hành hương mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa Tây Thiên, không khí thanh tịnh nơi đất Phật, đất Mẫu. Và nếu biết đường đi Tây Thiên và có những kinh nghiệm du lịch Tây Thiên thì hành trình tham dự lễ hội và đêm hội hoa đăng năm nay của bạn sẽ còn tuyệt vời hơn nữa.

Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Tam Đảo

Thời gian – Địa điểm diễn ra hội hoa đăng Tây Thiên 2017

– Chủ nhật, ngày 12/3/2017 (tức 15 tháng 2 âm lịch).

16h00’ – 21h00: Chính thức cử hành đại lễ Hoa Đăng

– Khu trung tâm lễ hội Tây Thiên, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc.

Ngay sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, khu danh thắng Tây Thiên đã đón hàng nghìn lượt khách du lịch đến chiêm bái, lễ Phật đầu Xuân, vì vậy, công tác chuẩn bị cho lễ hội và đón khách thập phương đang được hoàn tất đặc biệt là đêm hội hoa đăng tối ngày 12/3.

Sự kiện này cũng thể hiện sự hài hòa, nét đặc sắc tín ngưỡng Phật – Mẫu trong văn hóa tâm linh Tây Thiên – Tam Đảo, cũng là dịp để thực hành truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân công đức của các bậc tiền nhân đã dày công xây dựng “cội đạo – nền nhân”.

Vĩnh Phúc: Lung linh đêm hội hoa đăng Tây Thiên 2017

Hàng ngàn ngọn hoa đăng được truyền từ Quý Thầy đến với phật tử tham dự như truyền cho nhau ánh sáng của niềm tin, truyền cho nhau chân lý gói trọn những ước nguyện chí thành tha thiết của mỗi người. Thắp sáng ngọn đèn trên tay, thắp sáng lên tâm niệm tốt đẹp để cầu nguyện những điều an lành cho xã hội, cho gia đình và hồi hướng tới pháp giới hữu tình.

Với ý nghĩa như vậy nên người tham dự hội Hoa đăng ở Tây Thiên rất đông, đêm hoa đăng là hoạt động thu hút được nhiều người dân địa phương cũng như du khách thập phương về dự Lễ hội Tây Thiên 2017.

Nếu bạn cần tham khảo các lễ hội khác của Miền Bắc, hãy xem tại: Chia sẻ thông tin về các lễ hội miền Bắc Việt Nam

Cách đi từ Hà Nội đến Tây Thiên như thế nào?

Quãng đường từ Hà Nội đi Tây Thiên dài khoảng 85km. Từ Hà Nội đi theo hướng Quốc lộ 2A (Thăng Long – Nội Bài) qua thành phố Vĩnh Yên. Đến đầu thành phố Vĩnh Yên sẽ bắt đầu có biển chỉ dẫn đi Tây Thiên – Tam Đảo, từ đây còn khoảng hơn 20km nữa sẽ vào tới khu danh thắng Tây Thiên.

Để đến chùa Tây Thiên, hiện  nay có khá nhiều phương tiện giao thông để bạn lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện của mình. Bạn có thể đi bằng xe máy, xe ô tô cá nhân, xe khách tại bến Mỹ Đình thậm chí là cả xe bus hoặc có thể thuê xe du lịch hoặc taxi đường dài giá rẻ nếu đi theo đoàn.

Vĩnh Phúc: Lung linh đêm hội hoa đăng Tây Thiên 2017

Đi bằng phương tiện công cộng thời gian di chuyển sẽ hơi lâu một chút (khoảng 2,5 tiếng từ Hà Nội) và sẽ mất công chuyển giữa các loại xe, tuy nhiên bù lại sẽ không phải lo tìm đường. Bắt xe bus số 58, 07, 56 (Xe bus Hà Nội) tới điểm dừng Mê Linh plaza, tiếp tục bắt xe bus 01 (Xe bus Vĩnh Phúc) tới Bến xe Vĩnh Yên thì chuyển sang tuyến bus 07 của Vĩnh Phúc đi Tây Thiên.

Nếu đi xe khách hoặc xe bus, bạn nên tham khảo trước cung đường vì sẽ phải sang tuyến hoặc bắt xe ôm, taxi để đến được chùa Tây Thiên.

Phương tiện di chuyển trong Khu di tích danh thắng Tây Thiên

Khi đã đến chân núi Thạch Bàn, để tham quan các đền chùa và danh lam thắng cảnh trong Khu di tích danh thắng Tây Thiên, bạn có thể đi bộ để tham quan được tất cả các địa điểm du lịch hoặc sử dụng các dịch vụ xe điện và cáp treo của Khu di tích.

Vĩnh Phúc: Lung linh đêm hội hoa đăng Tây Thiên 2017

Bản đồ tuyến cáp treo và các địa điểm tham quan hành hương ở Tây Thiên

Giá cả các dịch vụ được niêm yết như sau:

– Dịch vụ xe điện:

Dịch vụ xe điện giúp chuyên chở hành khách từ bến xe điện đến nhà ga đi của cáp treo Tây Thiên. Giá vé: 20.000 đồng/Km.

– Dịch vụ cáp treo Tây Thiên hiện nay phục vụ từ 7h sáng đến 5h30 chiều các ngày trong tuần.

+ Giá vé khứ hồi cho người lớn là 200.000 đồng/người, trẻ em là 140.000 đồng/người (trẻ em cao từ 1m-1m3). Miễn phí với trẻ em dưới 1m.

+ Giá vé một chiều cho người lớn là 130.000/ người, trẻ em là 80.000/người (trẻ em cao từ 1m-1m3). Miễn phí với trẻ em dưới 1m.

Các điểm đến khi du lịch lễ hội Tây Thiên

Để trải nghiệm và tận hưởng vẻ đẹp bất tận của Tây Thiên, không có cách nào khác tốt hơn là thực hiện cuộc hành trình từ chân núi lên đền Thượng. Cuộc hành trình lần lượt đưa du khách đến với hệ thống đền chùa Tây Thiên: đền Thỏng, Chùa Thiên Ân, đền Cậu, đền Cô Bé, Tịnh thất, chùa cổ Phù Nghì, đền Cô Chín, đền Thượng và chùa Thượng Tây Thiên.

Đền Thỏng Tây Thiên, cây đa 9 cội

Việc đầu tiên khi mà các du khách, tín đồ, tăng ni phật tử tới thăm Tây Thiên đó chính là vào thắp hương tại đền Thỏng, là nơi trình diện đầu tiên của những ai lên Tây Thiên. Ngay trước cổng đền là cây đa 9 cội (rễ tỏa ra 9 nhánh) đã trường tồn hàng trăm năm với mảnh đất linh thiêng này.

Vĩnh Phúc: Lung linh đêm hội hoa đăng Tây Thiên 2017

Đền Thỏng Tây Thiên

Đền Thỏng được coi là cửa ngõ dẫn lên khu di tích đền Thượng trên đỉnh núi. Ngôi đền hiện tại được xây dựng vào năm 1998 theo kết cấu chữ Đinh (丁) trên nền ngôi đền cũ, hướng ra không gian rộng lớn với cây đa 9 cội sừng sững trước cửa đền như một chứng nhân lịch sử linh thiêng. Tại đền còn lưu giữ một bia đá 4 mặt từ năm Bảo Thái thứ 5 (1723) ghi nhận nơi đây là “Tam Đảo linh sơn”, một quả chuông đúc vào năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), một bản thần tích vào năm Bảo Đại thứ 12 (1937), một khánh đồng và một số hoành phi, câu đối. Tất cả là các chứng tích lịch sử – văn hoá rất giá trị, khẳng định sự quan tâm của nhiều triều đại đối với danh thắng Tây Thiên cũng như vị thế “địa linh bậc nhất” cả nước của quần thể di tích này..

Đền Cậu Tây Thiên

Đền Cậu khởi nguồn là khe Trường Sinh, tương truyền là nơi “Cậu” ngự lại chiêu mộ và nuôi quân để đi theo phò Quốc Mẫu. Đền vừa được tu sửa lại vào năm 1993. Người ta lên đền Cậu để cầu tài, cầu phúc, lộc, thọ và những nguyện ước tốt đẹp về mặt tình duyên và con cái. Đó chắc chắn sẽ là khởi đầu tốt nhất cho mỗi người khi đến với Tây Thiên.

Đền Cô Tây Thiên

Đền Cô cũng có niên đại lâu đời và hiện đang thờ cô Bé, tương truyền là một vị con nhà Trời đã cùng Quốc Mẫu giúp dân giúp nước. Cảnh sắc nơi đây thanh nhã, khoáng đãng và yên bình với thảm thực vật phong phú cùng khí hậu quanh năm trong lành, mát mẻ. Dòng suối Giải Oan cùng giếng nước cổ sát chân đền tăng thêm vẻ tịch mịch và thanh tĩnh cho không gian nơi đây. Rất nhiều khách hành hương từng đến đền Cô đã thừa nhận rằng suối và giếng này rất thiêng. Nếu ai lấy nước từ đó dâng lên cùng lễ vật rồi uống sẽ thấy trong lòng thư thái, thanh thản và tịnh tâm đến lạ lùng.

Đền Thượng thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu

Vĩnh Phúc: Lung linh đêm hội hoa đăng Tây Thiên 2017

Đền Thượng Tây Thiên

Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu là Vương phi của Vua Hùng Vương thứ 7. Bà đã cùng Vua hùng mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc, xây dựng một đất nước thái bình trịnh trị. Với những công lao đó Bà được sắc phong là Quốc Mẫu Tây Thiên và được thờ chính tại Đền Thượng trên đỉnh núi Thạch Bàn. Sau khi mất bà vẫn thường hiển linh giúp các đời vua Hùng sau giữ nước, vì thế Bà đã được suy tôn danh hiệu “Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Tối Linh Đại Vương – Thượng Đẳng Phúc Thần”. Bên cạnh Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên là những ngôi đền các vị mẫu thần cai quản trời, đất, núi, rừng như Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Thoải, Mẫu Thượng Địa và Mẫu Thượng Ngàn.

Tịnh thất Tây Thiên

Cảnh vật nơi đây tinh khôi, nguyên sơ và u tịch. Tịnh thất Tây Thiên ban đầu chỉ là một thảo am nhỏ của ba sư cô trẻ ẩn tu, sau đó phát triển rộng rãi theo pháp môn Mật tông Tây Tạng của dòng truyền thừa Drukpa nhưng chỉ nhận sư nữ. Dòng truyền thừa này đã có lịch sử trên 800 năm, qua 12 đời Pháp vương với vô số hành giả, trải rộng từ Á sang Âu. Đã có 12 vị ni sư Tây Thiên được cử đi cầu pháp, thọ học các nghi quỹ và pháp tu Mật tông ở một ni viện tại Nepal. Mọi sinh hoạt và tu tập của chư ni đều do ba vị chức sự quản lý và điều hành dưới sự lãnh đạo của một sư bà, trong đó, một vị chịu trách nhiệm về nghi lễ và đời sống ni chúng, một vị chịu trách nhiệm về giáo dục và một vị chịu trách nhiệm về ngoại giao.

Thác Bạc Tây Thiên

Vĩnh Phúc: Lung linh đêm hội hoa đăng Tây Thiên 2017

Thác Bạc Tây Thiên

Xa tít trên cao nơi đỉnh sườn chon von của khối núi trước mặt, nổi bật lên trên nền xanh thẫm của rừng già là một dải lụa trắng mềm mại kéo thẳng xuống một vực sâu bên dưới. Đó là Thác Bạc, một con thác cao rộng trắng xóa, ánh bạc đúng như tên gọi của nó. Cũng mang tên Thác Bạc bắt nguồn từ con suối chạy dọc thị trấn Tam Đảo hay ngọn thác ở đầu thị trấn Sa Pa, nhưng lòng thác ở Tây Thiên rộng hơn cả. Vào mùa khô cạn, những người trẻ khỏe có thể tìm đường vượt sang bờ suối bên kia để theo vách núi leo lên đến đỉnh ngọn thác này.

Một số lưu ý khi khi Tây Thiên, tham gia đêm hội hoa đăng 2017

– Mặc đủ ấm và mang đủ lượng nước cần thiết. Ngoài ra, nếu đi xuyên trưa các bạn cũng nên chuẩn bị đồ ăn nhẹ dọc đường.

– Nếu tự đi xe cá nhân, khi đến ngay đầu Trung tâm Lễ hội Tây Thiên các bạn đừng rẽ vào đó, cứ đi thẳng sát vào tận trong chân núi để đỡ phải đi bộ xa.

– Nếu xác định leo bộ lên Tây Thiên các bạn nhớ chuẩn bị sẵn dép (hoặc thuê ở chân núi) bởi khi leo sẽ phải vượt qua khá nhiều đoạn suối, đi giầy dễ ướt lắm.

– Về cách xưng hô, như xưng hô với Quý Thầy, Gặp Quý Thầy nên xá Chào, Lễ Phật …

– Tây Thiên và Tam Đảo là 2 địa điểm du lịch nổi tiếng của Vĩnh Phúc khá gần nhau nên các bạn có thể kết hợp trong một chuyến đi để tiết kiệm thời gian cũng như khám phá được nhiều điểm đến mới.

Chú thích: Ảnh trong bài là ảnh tư liệu Đêm hội hoa đăng 2016.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.