Cập nhật vào 14/07
Cốm làng vòng – hạt cốm xanh rờn ấy vừa dẻo vừa thơm, cái hương thơm rất riêng của lúa nếp mới qua thời kỳ ngậm sữa, mang đậm hương sắc Việt Nam.
Bánh cốm làng Vòng
Có thể bạn quan tâm:
- Những địa chỉ bán bánh cốm Hàng Than ngon và an toàn
- Những điều đặc biệt về món bánh cốm Hà Nội có thể bạn chưa biết
Ngạt ngào hương cốm làng Vòng
Cốm làng Vòng từ xưa đã nổi tiếng không chỉ ở riêng xứ Hà Thành, mà cốm vòng được rất nhiều người biết đến với hương vị độc đáo, riêng nét, đậm đà hương vị bản sắc Việt. Là một trong những món đặc sản miền Bắc được nhiều người biết đến.
Người ẩm thực sành điệu nhâm nhi hạt cốm làng Vòng với chén nước chè Thái Nguyên cao suốt hay thưởng thức cốm Vòng với những quả hồng trứng đỏ mọng, quả chuối tiêu trứng cuốc.
Cốm làng Vòng màu xanh tươi như màu ngọc thạch quý giá, hoà hợp với màu đỏ thắm của hồng như màu ngọc lựu già. Hay một thứ ngọt thanh, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau cho cuộc nhân duyên càng thêm ý nhị. Cũng chính ý nghĩa đó, bánh cốm làng vòng được coi là bánh cưới, gửi thay cho cánh thiếp hồng báo hỷ. Mình bánh làm bằng cốm, vòng xào với đường và mỡ, thêm nhân bằng đậu xanh giã nhuyễn trộn với đường và ít sợi dừa trắng muốt, gói hình vuông, bọc lá chuối xanh, buộc dây lạt đỏ. Màu lạt như màu những sợi tơ hồng vấn vít xe duyên.
Thưởng thức Cốm làng Vòng
Nếu bạn có ý đinh đi du lịch Sài Gòn một mình, tham khảo thêm những chia sẻ hữu ích tại kinh nghiệm du lịch sài gòn tự túc.
Người xưa và nay biết cốm Vòng không ít, nghĩ ra nhiều cách thưởng thức cốm khác nhau để hưởng chọn những mùi vị của cốm. Nhưng có mấy ai hiểu được người làng Vòng làm ra hạt cốm ngon lắm công phu, vất vả như thế nào.
Người nay cũng không biết đích xác nghề làm cốm làng Vòng có tự bao giờ, chỉ nghe các cụ xưa truyền lại:
Vào một mùa thu cách đây đã rất lâu, khi lúa bắt đầu uốn câu trời đổ mưa to, gió lớn, đê vỡ, cả đồng lúa ngập trong nước. Người làng Vòng phải mẫm cắt những bông lúa còn non đem về rang khô, ăn dần để chống đói.
Không ngờ cái sản phẩm “bất đắc dĩ” ấy lại có hương vị riêng, rất hấp dẫn, khiến người làng Vòng thường hay làm để ăn chơi mỗi khi mùa thu đến.
Cứ mỗi lần làm là một lần rút kinh nghiệm, sáng tạo thêm. Hạt cốm ngày càng xanh, càng mỏng, càng dẻo, càng thơm,… Và hạt cốm làng Vòng đã vượt qua khỏi luỹ tre làng, theo những gói quà, những gánh hàng rong đến mọi nơi với người thân, với người ăn chơi thảnh thơi, rồi trở thành đặc sản quý tiến vua nhà Lý (1009 – 1225), trở thành món ăn tao nhã nổi tiếng của người Tràng An.
Đến Hà Nội, bạn không chỉ được đi tham quan những địa danh nổi tiếng của lịch sử, trong khoảng thời gian đó bạn có thể thưởng thức những món ăn nổi tiếng mang thương hiệu “Hà Thành”: 10 món ngon ‘cần phải thử’ khi đến Hà Nội
Quy trình làm cốm làng Vòng
Vụ cốm mùa thu kéo dài tới gần 3 tháng, bắt đầu từ mồng 1 tháng 7 âm lịch trở đi. Lúa gặt về, tuốt lấy hạt, sàng bỏ đi những cọng rơm, đãi qua nước và chọn nhặt lấy những hạt mẩy rồi đổ vào chảo gang (bằng đúc) rang.
Ðể giữ được nhiệt, bếp lò rang cốm phải đắp bằng xỉ than có bề dày 15cm trên miệng, 40cm dưới chân, nhưng không đốt bằng than (vì nhiệt lượng quá cao) mà phải dùng củi để dễ điều chỉnh độ to nhỏ lửa. Lúc đầu rang vừa lửa, khi hạt thóc tái trắng thì hạ bớt lửa đi. Hạt thóc rang phải được đảo liên tục, sao cho nóng đều.
Rang 30 phút thì xem thử.
Mỗi lần thử bốc lấy 5 hạt đặt lên một miếng gỗ, lấy ngón tay cái miết mạnh lên từng hạt thóc, nếu thấy “2 quằn 3 róc” – tức 2 hạt chưa róc vỏ nhưng quằn lại, 3 hạt róc vỏ nhưng không quằn – là được.
Thóc rang xong, để nguội rồi cho vào cối giã, mỗi mẻ giã khoảng 5 kg, không nên dã quá nhiều. Giã 10 phút, thấy có trấu thì xúc ra, xẩy trấu đi, lại giã tiếp.
Lần giã thứ 5 phải phân cốm ra làm 3 loại: cốm rón, cốm non và cốm gốc và giã riêng từng loại trong hai lần cuối.
Được thành phẩm cốm sẽ gói vào hai lớp lá. Lớp trong là lá ráy xanh và mát giữ cho cốm khỏi khô và không phai nhạt màu xanh ngọc thạch quý. Lớp ngoài là lá sen có hương thơm thoang thoảng, thanh cao.
Cốm gói trong lá ráy
Thưởng thức cốm làng Vòng một lần, chắc chắn bạn sẽ muốn thưởng thức lần 2, lần 3 và nhiều lần nữa. Bởi thứ quà ngon, đậm nét riêng và đặc trưng của xứ Hà Thành dường như “gây mê” người thưởng thức.
Bài viết được tổng hợp bởi rongchoimienbac.net