Cập nhật vào 18/10
Nếu là người không thích ồn ào, đông đúc mà thích những nơi yên tĩnh, có không khí trong lành thì lên núi ngắm thác Bản Giốc là một sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn.
Thác Bản Giốc là thác nước tự nhiên lớn nhất và đẹp nhất Đông Nam Á và là thác nước xuyên biên giới lớn thứ hai thế giới, nằm giữa biên giới Việt – Trung. Thác nằm tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, cách thành phố Cao Bằng khoảng 90km và Hà Nội gần 400km. Sau đây là kinh nghiệm phượt thác bản Giốc tiết kiệm chi phí của rongchoimienbac.net.
1. Thời điểm thích hợp để du lịch thác Bản Giốc
Khí hậu ở đây là khí hậu ôn đới và được chia thành 2 mùa mưa, khô rõ rệt. Mùa mưa (thường từ tháng 6 đến tháng 9) là thời điểm thác Bản Giốc mang vẻ đẹp hùng vĩ nhất, thác tuôn nước ồ ạt, bọt tung trắng xóa.
Còn mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau) là thời điểm này thác Bản Giốc mang trong mình vẻ đẹp nhẹ nhàng, yên bình, nước xanh trong. Màu xanh của nước của cây của mây trời cùng với màu vàng của những đồng lúa chín dưới cân thác tạo nên một bức tranh hài hòa, lãng mạn.
Theo những du khách có kinh nghiệm du lịch bụi, phượt thác Bản Giốc chia sẻ thì thời điểm du lịch thác Bản Giốc thích hợp và tuyệt vời nhất là tháng 8. Bởi đây là lúc thác hùng vĩ và đẹp nhất, đứng từ trên cao nhìn xuống bạn còn có thể thấy cầu vồng.
Đặc biệt, vào thời gian này thời tiết khá mát mẻ và dễ chịu, có thể kết hợp với các hoạt động du lịch khác như khám phá hang động, leo núi….
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại Cẩm nang du lịch Cao Bằng để có thêm phương án cho chuyến đi.
2. Phương tiện và lộ trình di chuyển đến thác Bản Giốc
Đường đi thác Bản Giốc: Lên thác Bản Giốc bạn có thể đi bằng ô tô hoặc xe máy.
- Nếu đi ô tô khách bạn có thể bắt xe giường nằm ở bến xe Mỹ Đình lên thành phố Cao Bằng rồi tiếp tục đón xe lên Trùng Khánh và đi xe ôm khoảng 20km là đến thác Bản Giốc. Bạn có thể tham khảo các nhà xe: Nhà xe Hiền Lợi, nhà xe Mai Luy, nhà xe Thanh Lý.
- Nếu đi bằng xe máy, bạn có thể lựa chọn một trong ba cung đường sau:
Hướng quốc lộ 1: Hà Nội – Thất Khê – Trùng Khánh – Bản Giốc (quãng đường khoảng 340 km).
Hướng quốc lộ 3 và quốc lộ 1B: Hà Nội – Thái Nguyên – Thất Khê – Trùng Khánh – Bản Giốc. Từ Hà Nội lên Thái Nguyên các bạn có thể đi QL3 mới để rút ngắn lộ trình.
Hướng quốc lộ 3: Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng – Trùng Khánh – Bản Giốc.
Nếu đi bằng ô tô khách bạn sẽ đỡ mệt nhưng mất thời gian chuyển xe và không chủ động trong việc đi lại. Còn nếu đi bằng xe máy bạn sẽ được ngắm nhiều cảnh đẹp trên quãng đường đi và việc di chuyển, thăm thú những địa danh khác ở Cao Bằng thuận lợi hơn.
3. Khách sạn, nhà nghỉ tại Cao Bằng:
Bạn có thể lựa chọn khách sạn hay nhà nghỉ bình dân tại thị trấn Trùng Khánh và thành phố Cao Bằng. Nhà nghỉ có giá dao động từ 150.000 – 300.000vnđ/phòng tùy theo chất lượng. Do các dịch vụ tại Bản Giốc chưa phát triển nên trước chuyến đi bạn hãy chủ động liên hệ đặt phòng trước.
Gợi ý một số địa chỉ khách sạn, nhà nghỉ tại Cao Bằng:
Khách sạn ở TP. Cao Bằng:
– Khách sạn Đức Trung – (84-26) 385 3424.
– Khách sạn Ánh Dương: 78 Kim Đồng, phường Hợp Giang, TP. Cao Bằng. Điện thoại: (026) 385 8467.
– Khách sạn Bằng Giang: Kim Đồng, phường Hợp Giang, TP. Cao Bằng. Điện thoại: (026) 385 3431.
– Khách sạn Hoàng Anh: 131 Kim Đồng, phường Hợp Giang, TP. Cao Bằng. Điện thoại: (026) 385 8969.
– Khách sạn Hoàng Gia: 26B Lê Lợi, phường Sông Bằng, TP. Cao Bằng. Điện thoại: (026) 385 8168.
Nhà nghỉ ở Trùng Khánh:
– Nhà nghỉ Hoàn Lê, Trùng Khánh: 026.826221 / 0915425531
– Nhà nghỉ Thiên Tài: 026.3826537 (Gần đến chợ Trùng Khánh).
– Nhà nghỉ Đình Văn: 026.3602789 (Bên phải chợ Trùng Khánh).
Nhà nghỉ thác Bản Giốc:
– Nhà nghỉ Đình Văn 2 (0263.82.80.82)
4. Mua gì về làm quà khi đến thác Bản Giốc?
Bánh trứng kiến
Bánh trứng kiến được làm từ bột gạo nếp, trứng kiến và lá vả, sung non. Vào khoảng tháng 4,5 bà con dân bản sẽ vào rừng để thu hoạch trứng kiến, trứng kiến Cao Bằng hạt mẩy, vị béo và hàm lượng đạm cao.
Trong tiếng Tày bánh trứng kiến là Pẻng Rày, tuy nhiên không phải loại trứng kiến nào cũng làm được bánh Pẻng Rày mà chỉ có trứng của loại kiến đen mà người Tày thường gọi là Tua rày mới làm được.
Bánh trứng kiến có vị béo ngậy của trứng kiến, dẻo của bột gạo nếp, mùi thơm đặc trưng của lá vả. Món ăn chứa đựng nét ẩm thực tinh túy đặc trưng của đồng bào Tày ở Cao Bằng, là món bạn nên nếm thử khi đến Cao Bằng.
Hạt dẻ Trùng Khánh
Hạt dẻ Trùng Khánh là món đặc sản không thể không thưởng thức khi đến Cao Bằng.
Hạt dẻ Trùng Khánh có vị thơm ngon, bùi ngậy, dù luộc, rang, rấy hoặc ninh với chân giò, chân già vẫn giữ được hương vị thơm ngon của nó.
Hạt to nâu đều, tròn trịa, mùa chính là vào khoảng tháng 9,19 hàng năm là thu hoạch.
Bánh khảo
Bánh khảo là món không thể thiếu trên bàn thở tổ tiên của đồng bào các dân tộc ở Cao Bằng dịp Tết cổ truyền.
Để làm bánh khảo đòi hỏi đôi tay khéo léo, những người làm bánh khảo được xem là nghệ nhân.
Nguyên liệu làm bánh là gạo nếp. Gạo sau khi vo, để khô, rồi rang chín, sau đó được xay trong cối đá cho bột mịn. Cho bột vào thúng, hạ thổ qua đêm, để bột bánh ỉu và có độ dai. Bột sẽ đổ vào giấy vương, bánh đặt chéo thành 4 hình tam giác gấp vào, dùng hồ dán lại, vậy là xong.
Lạp xưởng
Tây Bắc nổi tiếng với nhiều món đặc sản độc đáo của các đồng bào dân tộc, một trong số đó có thể kể đến lạp xưởng.
Ở mỗi địa phương khác nhau cách làm và hương vị cũng khác nhau. Riêng Lạp xưởng Cao Bằng có vị béo ngậy, không hun khói nhiều nên dễ ăn, màu hồng đẹp.